Cần Thơ sẽ tổ chức tốt vòng loại bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023
Ngày 30.12, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân N.A.K (15 tuổi, ở Bình Dương) chơi pháo và pháo nổ gây dập nát bàn tay phải và phải cắt cụt.Kể với bác sĩ, ngày 27.12, bệnh nhân cho hay, tự chơi pháo và bị pháo nổ trúng 2 bàn tay nên đến nhập viện ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM với tình trạng bị thương tích nặng. Theo đó, bệnh nhân có vết thương phức tạp dập nát bàn tay phải. Gãy hở đốt gần ngón I, vết thương ngón II, III, IV bàn tay trái. Xây xát da vùng mặt, cổ, 2 gối và vai trái.Với tay phải, vết thương pháo nổ quá nặng, các bác sĩ đã cắt lọc, cố định xương và đóng mỏm cụt cổ tay phải. Với tay trái, các bác sĩ cắt lọc, kết hợp xương đốt gần ngón I; khâu vết thương, nẹp bột. Chăm sóc vết thương vùng cổ, gối, vai.Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong một tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận 4 ca bệnh đa vết thương nghiêm trọng liên quan đến tự chế pháo nổ. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình từ 12 - 16 tuổi và đều bị cắt cụt bàn tay trái.Theo bác sĩ Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, mặc dù buôn bán pháo, pháo tự chế bị cấm, nhưng gần tết cũng là lúc tai nạn do pháo cũng bắt đầu xuất hiện (đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên). Bệnh viện đã cảnh báo nhiều nhưng những tai nạn thương tâm do pháo nổ năm nào cũng có và để lại di chứng nặng nề. Các tổn thương do pháo nổ gây ra như: tổn thương 2 bàn tay, cẳng tay (dập nát, gãy xương …), tổn thương mắt (bỏng giác mạc, mù…)"Ca bệnh trên là một trường hợp tổn thương do nghịch pháo nổ rất nặng nề và để lại di chứng, phải cắt bỏ ngang cổ tay phải, gãy xương cẳng tay phải, gãy xương ngón cái tay trái và nhiều vết thương vùng cổ, mặt, gối, vai… Thương tật do pháo nổ để lại là vĩnh viễn, gồm các đau đớn về thể xác cũng như những ám ảnh về tinh thần", bác sĩ Khánh nói.Bác sĩ Khánh khuyến cáo nâng cao ý thức của người dân, tránh có thái độ lơ là, chủ quan về nguy cơ hiện hữu khi pháo nổ; không lén lút tàng trữ, sản xuất và tự chế tạo pháo. Nhà trường và gia đình phải khuyến cáo, nhắc nhở các em học sinh, không bắt chước học cách tự chế pháo qua các video trên mạng xã hội; không tò mò mua nguyên liệu chế pháo trên mạng xã hội...Công ty mất hàng, trừ lương của 111 công nhân ở TP.HCM: Đã trả lại tiền
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.
‘Đứng tim’ cảnh xe khách giường nằm vượt ẩu, suýt tông trực diện ô tô ngược hướng
Đình làng Hải Châu là ngôi đình cổ kính nhất tại TP.Đà Nẵng, lưu giữ nhiều hiện vật, hoành phi và các liễn đối bằng chữ Hán. Năm 2001, Đình làng Hải Châu được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và được tôn tạo vào năm 2002.
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau gần 6 tiếng xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM (HĐXX TAND TP.HCM) đã đưa ra phán quyết trong vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh.Theo đó, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Võ Thị Hồng Loan, xác định bà Loan là con nuôi của nghệ sĩ Vũ Linh, là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và duy nhất đối với khối di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Khối tài sản này bao gồm nhà và đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận (TP.HCM), 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung (TP.Thủ Đức, TP.HCM), một ô tô đứng tên nghệ sĩ Vũ Linh.Hàng thừa kế thứ 2 là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu không được quyền thừa kế di sản.Tuy vậy, xét lúc sinh thời, nghệ sĩ Vũ Linh thường xuyên đi xa, bà Hồng Nhung đã có công trong quá trình chăm sóc gia đình, đóng góp, giúp nghệ sĩ tạo lập tài sản, HĐXX quyết định chia 15% giá trị tài sản. Từ đó, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn trả công sức tạo lập tài sản cho bà Nhung. Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá trị tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Nhung 15% giá trị di sản.Sau khi hoàn thành nghĩa vụ hoàn tiền, bà Hồng Loan được toàn quyền sử dụng 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung, quyền sở hữu ô tô. Sau thời hạn quy định, nếu Hồng Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản vừa nêu để hoàn thành nghĩa vụ thi hành án cho bà Nhung. Sau khi Hồng Loan hoàn trả xong thì có quyền yêu cầu bà Nhung và Hồng Phượng di dời khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Nguy hại từ 'thần dược tình yêu'
Ngày 20.1, Công an tỉnh Bình Định cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với bà Võ Thị Tuyết Vân (45 tuổi, ở P.Ngô Mây, TP.Quy Nhơn, Bình Định) là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Đắc Tài (trụ sở tại H.Tây Sơn, Bình Định) về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.Quyết định trên đã được Viện KSND tỉnh Bình Định phê chuẩn. Cùng với đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định cũng ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh đối với bị can Võ Thị Tuyết Vân để phục vụ công tác điều tra.Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023, Công ty TNHH Đắc Tài đã có hành vi khai thác cát ngoài trữ lượng được cấp phép trong phạm vi mỏ và ngoài phạm vi mỏ ở khu vực sông Kôn, thuộc xã Bình Nghi, H.Tây Sơn với khối lượng hơn 301.246 m3, trị giá hơn 31,6 tỉ đồng.Theo cơ quan công an, đây là vụ án khai thác cát trái phép lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định.Theo giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh Bình Định cấp, Công ty TNHH Đắc Tài được khai thác cát làm vật liệu xây dựng tại xã Bình Nghi (H.Tây Sơn) với mục đích phục vụ công trình đường ven biển Cát Tiến - Diêm Vân. Công suất khai thác cát là gần 10.000 m3/năm.